TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG
Saturday, 20/04/2024 - 17:50|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Phú Cường

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Địa lí

TRANG THÔNG TIN SÁNG KIẾN

 

- Tên sáng kiến: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Địa lí”

 - Lĩnh vực: Địa lí

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Triệu Văn Hoa

- Nơi công tác: Trường THCS Phú Cường, Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/09/2021

I. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN

Ở nước ta hiện nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.

Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay đó là đào tạo ra con người có trí tuệ, có tính sáng tạo và tính nhân văn cao. Trong quá trình dạy và học đặc biệt là trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, việc tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo là khâu quan trọng để nắm vững kiến thức khoa học của bộ môn, giúp hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Bên cạnh các tiết học theo quy định thì việc tổ chức các tiết học ngoại khóa góp phần không nhỏ nhằm đẩy mạnh nhiệm vụ dạy và học môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.

Môn Địa lí là một trong những môn học gắn liền với tự nhiên, với con người và các hoạt động sản xuất của con người ở các quốc gia, các châu lục trên toàn thế giới. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành, ứng dụng giải đáp các vấn đề liên quan đến nội dung học, cũng như giải được các bài tập liên quan đến nội dung trong chương trình, tạo sân chơi lành mạnh, phát huy tính tích cực chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa. Ứng dụng các kiến thức địa lý trong đời sống. Đặc biệt là qua các tiết ngoại khóa đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

          Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy thì với nhiều lí do khác nhau mà việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa còn chưa được chú trọng quan tâm đến, đặc biệt là công tác giáo dục ở những vùng còn nhiều khó khăn. Học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số với kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thực hành,...còn nhiều hạn chế, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo hơn.  Thấy được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, cũng như qua thực tiễn giảng dạy, tôi quyết định chọn viết về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Địa lí.

II. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA SÁNG KIẾN

- Tiếp tục khẳng định phải đổi mới giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nề nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học dành thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh”

- Định hướng này đã nêu: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháy huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của  môn học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

- Khi thực hiện ngoại khóa sẽ làm cho học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời còn đem lại hứng thú học tập của học sinh, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh, rèn cho học sinh kĩ năng sống.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

            Hoạt động ngoại khóa có thể được triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đều có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên tuỳ vào đối tượng học sinh cảu từng địa phương để lựa chọn nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp, nội dung hoạt động thường xuyên được đổi mới để tránh sự nhàm chán đối với học sinh.

                         Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Địa lí

1. Tính hiệu quả   

Hoạt động ngoại khóa môn địa lí đã được thực hiện thử nghiệm hoạt động ngoại khóa tại Trường THCS Phú Cường.

Sau khi thực hiện thử nghiệm hoạt động ngoại khóa tôi đã đạt được hiệu quả đáng kể:

+ Giúp học sinh củng cố sâu hơn kiến thức đã học

+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

+ Rèn kĩ năng thực hành bản đồ là kĩ năng đặc thù của môn Địa lí

+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh

+ Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể

2. Tính khoa học

Khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, giáo viên cần tiến hành như sau:

          - Giáo viên lập kế hoạch, lên chương trình thời gian thực hiện trình lên chuyên môn nhà trường phê duyệt. (Nội dung, thời gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất)

          + Nội dung phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của học sinh, theo các khối lớp.

          + Thời gian: tiến hành trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiết học ngoài giờ hoạc chính khóa. Một năm học chỉ thực hiện hiện hoạt động ngoại khóa từ 1 đến 2 lần ở các khối lớp, nếu có điều kiện thì tổ chức hoạt động ngoại khóa với quy mô lớn hơn với sự tham gia của học sinh các khối lớp.

          + Địa điểm: Tổ chức tại lớp học, hoặc ngoài trời

3. Tính ổn định

Pháy huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm môn học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

Khi thực hiện ngoại khóa sẽ làm cho học sinh chủ động trong tiếp thu kiến thức, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời còn đem lại hứng thú học tập của học sinh,

Tuy nhiên để thực hiện được hiệu quả hoạt động ngoại khóa thì giáo viên cần có sự đầu cả về thời gian và cơ sở vật chất.

4. Tính ứng dụng

Các tiết ngoại khóa rất đa dạng, có rất nhiều cách khác nhau để có thể thực hiện giờ ngoại khóa, căn cứ vào thực tế công tác giảng dạy của bản thân, tôi có thể đưa ra một số cách thức để thực hiện giờ ngoại khóa môn Địa lí, giáo viên có thể lựa chọn những nội dung: thực hành các kiến thức địa lí tích hợp giáo dục môi trường địa lí, địa lí với sản xuất, địa lí trong ca dao dân ca Việt Nam,... qua việc tổ chức các trò chơi, thi vẽ biểu đồ, ráp tên tìm địa danh trên bản đồ Việt Nam......

5. Tính tối ưu:

 Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa ở khối 6, giáo viên có thể tổ chức với các nội dung và hình thức sau:

* Ví dụ: 

Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

"Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng"

Các hoạt động kinh tế của con người ở các châu lục đặc biệt là hoạt động nông nghiệp chịu tác động lớn của tự nhiên: nắng, mưa, gió bão....

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA SÁNG KIẾN

Có thể nói, khi thực hiện ngoại khóa đã mang lại hiệu quả tích cực: làm cho học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời còn đem lại hứng thú học tập của học sinh, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh, rèn cho học sinh kĩ năng sống. Việc áp dụng các hoạt động ngoại khóa vào giáo dục không chỉ áp dụng với môn đại lí nói riêng mà có thể áp dụng với các môn học khác, điều đó mang lại hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên nói riêng và công tác giáo dục nói chung của xã, của huyện, của tỉnh.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Để thực hiện, áp dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Nhà trường, của các ban ngành, cũng như sự đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp để chúng tôi thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục của mình, góp phần đào tạo ra con người có trí tuệ, có tính sáng tạo và tính nhân văn cao.

Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo sáng kiến kinh nghiệm “ Hoạt động ngoại khóa môn Địa lí THCS” của tôi. Mong rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp cho các bạn đồng nghiệp có thêm những nhìn nhận mới về tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động ngoại khóa để có thể đạt kết quả tốt hơn trong giảng dạy, giáo dục học sinh, tôi rất mong có sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

                                                                                                                               Triệu  Hoa

Lượt xem: 201
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 65
Hôm qua : 99
Tháng 04 : 973
Năm 2024 : 6.818